BÀI TUYÊN TRUYỀN CỦA UBND XÃ HOẰNG QUÝ

Đăng lúc: 00:00:00 10/01/2024 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN CỦA UBND XÃ HOẰNG QUÝ

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hoằng Quý, ngày 10 tháng  01 năm 2024

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN CỦA UBND XÃ HOẰNG QUÝ

 

Kính thưa các đồng chí cán bộ và nhân dân trong toàn xã

Nhằm để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của người dân và tuổi trẻ vì sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước, Nhiều năm qua, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra nghiêm trọng, gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương có nhiều biện pháp ngăn chặn; tuy nhiên, kết quả vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhằm quyết liệt phòng, chống vấn nạn này trên địa bàn tỉnh, Huyện. . Căn cứ vào nhiệm vụ, tình hình thực tiễn của địa phương UBND xã Hoằng Quý viết bài tuyên truyền với các nội dung sau;

1. Ai cũng biết rằng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là tệ nạn hiện đang ở mức báo động, phá hoại sản xuất trong nước, gây thất thu ngân sách, gây thiệt hại đối với người kinh doanh chân chính, làm vẩn đục môi trường kinh doanh, làm xấu hình ảnh quốc gia trong mắt các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế. Nguy hại hơn, trong nhiều trường hợp, còn gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người, năng suất lao động, an ninh, trật tự quốc gia và luôn đồng hành với tiêu cực, tham nhũng. Hoạt động này đang diễn ra hết sức phức tạp với thủ đoạn tinh vi, quy mô ngày càng lớn, diễn ra trên phạm vi rộng, từ hải đảo đến đất liền, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính: Nước ta có bờ biển và đường biên giới dài, chạy qua nhiều tỉnh địa hình phức tạp, là điều kiện cho hoạt động buôn lậu; hệ thống luật pháp chưa đồng bộ, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng, phối hợp giữa các lực lượng chưa chặt chẽ; một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong phát triển KT-XH, dẫn đến lơ là trong chỉ đạo, tuyên truyền và kiểm tra, đôn đốc, phối hợp công tác;...

2. Để tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; các công điện, Kế hoạch của Ban chỉ đạo 389 Quốc về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…; tuyên truyền, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, người dân tích cực hưởng ứng tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", không sử dụng hàng giả, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ,  không tiếp tay cho các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; tuyên truyền, đưa tin kịp thời về việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, các mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội như: vũ khí, vật liệu nổ, ma túy, pháo nổ, tài liệu phản động; tiền tệ, các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, đường cát, bánh, kẹo, vật tư nông nghiệp, gia súc, gia cầm, động, thực vật hoang dã, các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; các hành vi gian lận thương mại khác tác động xấu đến tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự và sức khỏe người dân; tuyên truyền, phố biến gương người tốt, việc tốt; lên án các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả để nhân dân nhận thức rõ những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.

3. Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020 được Chính phủ ban hành trong bối cảnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả đang có chiều hướng gia tăng. Nghị định đã bổ sung nhiều quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, tăng mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính…sẽ góp phần giúp các lực lượng chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong việc quản lý, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính.

Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2020 và thay thế 3 Nghị định gồm:  Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;  Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ;  Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Theo đó, các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm các hành vi sau:

- Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh, trừ trường hợp đã được quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác;

- Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;
- Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;
- Hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc lá;
- Hành vi vi phạm về kinh doanh rượu;
- Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
- Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
- Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
- Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
- Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
- Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.

*Người bán hàng nhập lậu có thể bị phạt đến 200.000.000 đồng

“Hàng hóa nhập lậu” gồm: Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Theo Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, người có hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bịáp dụng hình phạt tiền tùy từng mức độ, có thể lên đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Bên cạnh đó, nếu người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hoặc hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt con trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi thì có thể bị phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP tối đa có thể lên đến 200.000.000 đồng.
*Kinh doanh thực phẩm, thuốc quá hạn sử dụng có thể bị buộc tiêu hủy và phạt tiền lên đến 200.000.000 đồng
Theo Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng (tùy theo giá trị hàng hóa vi phạm) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
- Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
- Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
- Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
Nếu người sản xuất, nhập khẩu thực hiện một trong các hành vi vi phạm hành chính nêu trên thì mức phạt tiền bị áp dụng là gấp đôi, lên đến 100.000.000 đồng.
Tuy nhiên, mức phạt trên là áp dụng với cá nhân. Tổ chức vi phạm mức phạt gấp đôi so với cá nhân.
* Xử phạt hành vi bán thuốc lá, rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi
Theo Điều 23 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thì hành vi không treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, hành vi bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi hoặc sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá cũng phải chịu hình phạt tiền với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đối với hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18 tuổi, hình phạt áp dụng là phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hành vi sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia có thể phải chịu mức phạt lên đến 5.000.000 đồng.
Việc quy định xử phạt đối với hành vi bán, cung cấp bia cho người dưới 18 tuổi là điểm mới so với Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP chỉ xử phạt hành vi bán sản phẩm rượu cho người dưới 18 tuổi, còn bán, cung cấp bia cho người dưới 18 tuổi bia thì chưa có quy định.
*Được phép đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin.
Theo khoản 3 Điều 65 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, các hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử bao gồm: Thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin; thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác; sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo sẽ bị phạt lên đến 30.000.000 đồng và đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng.

4. Để thực hiện tốt Kế hoạch của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 của Huyện. UBND xã Hoằng Quý yêu cầu các đồng chí cán bộ, công chức. LL Công an xã, UB MTTQ xã, các đoàn thể tích cực tuyên truyền nhận thức đến các đoàn viên, hội viên, vận động hội viên, đoàn viên, gia đình và nhân dân trên địa bàn xã tham gia công tác đấu tranh chống chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả , tích cực tham gia đấu tranh, tố giác hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.

Mọi phản ánh của tổ chức, công dân được tiếp nhận tại Phòng làm việc của Văn phòng UBND xã, Trưởng công an xã.

Trên đây là bài tuyên truyền của UBND xã về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Kính mong các Đồng chí cán bộ và nhân dân thực hiện tốt nội dung tuyên truyền.

        Người viết bài tuyên truyền                                  Duyệt bài

                                                                                  PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

           Lê Văn Thuấn                                                   Lê Sỹ Cư

0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc