LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, LUẬT QUỐC PHÒNG, LUẬT BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

Đăng lúc: 00:00:00 27/03/2023 (GMT+7)

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, LUẬT QUỐC PHÒNG, LUẬT BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

BÀI TUYÊN TRUYỀN LL DÂN QUÂN TỰ VỆ NĂM 2023

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Giới thiệu cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng dân quân tự vệ nắm được một số nội dung cơ bản pháp luật về: Nghĩa vụ quân sự; giáo dục quốc phòng và an ninh; dự bị động viên và động viên quốc phòng; biên giới quốc gia và an ninh quốc gia; biên phòng và phòng thủ dân sự.

2. Yêu Cầu:

- Đề cao ý thức trách nhiệm trong việc nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn mọi người trong cơ quan, đơn vị và địa phương hiểu biết, thực hiện đúng quy định một số nội dung cơ bản pháp luật nêu trên.

II. NỘI DUNG.    Gồm: 5 phần

- Phần I: Một số nội dung cơ bản pháp luật về nghĩa vụ quân sự. 

- Phần II: Một số nội dung cơ bản pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh.

- Phần III: Một số nội dung cơ bản pháp luật về dự bị động viên và động viên quốc phòng.

- Phần IV: Một số nội dung cơ bản pháp luật về biển giới quốc gia và an ninh quốc gia.

- Phần V: Một số nội dung cơ bản pháp luật về biên phòng, phòng thủ dân sự.

Trọng tâm: Phần I,II.

Trọng điểm: điểm 2 phần II

III: ĐỐI TƯỢNG: Dân quân cơ động năm thứ 2 đến năm thứ 4

VI: PHƯƠNG PHÁP:

+ Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp truyết trình kết hợp với giảng giải phân tích và lấy ví dụ, liên hệ dẫn chứng, chứng minh.

+ Đối với người học: Chú ý lắng nghe, ghi chép bài đầy đủ hiểu và nắm được nội dung của bài làm cơ sở nghiên cứu và thực hiện.

V: THỜI GIAN:

- Tổng thời gian toàn bài: 02 giờ.

- Thời gian lên lớp: 01 giờ 15 phút.

- Thời gian nghiên cứu ôn luyện, thảo luận và hoạt động bổ trợ: 0 giờ 30 phút.

- Thời gian kiểm tra, giải đáp thắc mắc, định hướng tư tưởng: 15 phút.

VI: ĐỊA ĐIỂM: Tại hội trường UBND xã

VII: TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19/6/2015;

- Luật Giáo dục quốc phòng an ninh 01/01/2014;

- Luật Dự bị động viên và động viên quốc phòng 26/11/2019;

- Luật Biên giới quốc gia và an ninh quốc gia 01/01/2004;

- Luật Phòng thủ dân sự 01/01/2022.

 

NỘI DUNG

SẮC LỆNH

1.SỐ 11/SL NGÀY 28-4-1960  CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG BỐ LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰCHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG BỐ LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ ĐÃ ĐƯỢC QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ KHOÁ THỨ NHẤT, KỲ HỌP THỨ 12, THÔNG QUA NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 1960. LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ GỒM 8 CHƯƠNG 42 ĐIỀU NGHỊ QUYẾT Số: 6-LCT/HĐNN7, ngày 30 tháng 12 năm 1981

QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỂM VỀ VIỆC THI HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981. Luật nghĩa vụ quân sự gồm 11 chương 73 điều

2. Luật Nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 19-6-2015 là sự điều chỉnh cần thiết để kịp thời khắc phục những bất cập của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981 (sửa đổi, bổ sung năm 1990, năm 1994 và năm 2005), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Luật Nghĩa vụ quân sự đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2016, gồm 9 chương, 62 điều.

1. Những quy định chung

a) Phạm vi điều chỉnh (Điều 1): Luật này quy định về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối tượng áp dụng (Điều 2): Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nghĩa vụ quân sự.

c) Nghĩa vụ quân sự (Điều 4):

- Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

- Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi
cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

- Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

- Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;

Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

d) Quyền và nghĩa vụ của hạ quan, binh sĩ (Điều 9)

- Hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ:

Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;

Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích họp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia
và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp lưật;

Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;

Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.

đ) Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 10):

- Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.

- Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.

- Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.

2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự

a) Đối tượng đăng ký nghĩa quân sự (Điều 12):

- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.

- Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.

b) Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự (Điều 13):

- Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

- Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

c) Đối tượng miễn đăng ký nghĩa quân sự (Điều 14):

Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

d) Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự (Điều 15):

- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.

- Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng họp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.

3. Gọi công dân nhập ngũ

a) Độ tuổi gọi nhập ngũ (Điều 30): Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

b) Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (Điều 31):

- Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

Lý lịch rõ ràng;

Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

Có trình độ văn hóa phù hợp.

- Tiêu chuẩn công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Điều 7 của Luật Công an nhân dân.

4. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

Điều 41 của Luật quy định:

- Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

- Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm
khả năng lao động từ 81% trở lên;

Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy
định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

- Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

- Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

- Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2014, gồm 8 chương, 47 điều.

1. Những quy định chung

a) Phạm vi điều chỉnh (Điều 1): Luật này quy định nguyên tắc, chính sách, nội dung cơ bản, hình thức giáo dục quốc phòng và an ninh; nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh.

b) Đối tượng áp dụng (Điều 2):

- Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan về giáo dục
quốc phòng và an ninh.

c) Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh (Điều 4): Giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

d) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh (Điều 8):

- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh là cơ sở giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, kỹ năng quân sự cho các đối tượng theo quy định của Luật này.

- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm:

- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc nhà trường quân đội;

- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc cơ sở giáo dục đại học.

- Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh phải phù họp với quy hoạch hệ thống nhà trường quân đội, mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và đáp ứng yêu cầu giáo dục quốc phòng và an ninh cho các đối tượng.

- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống và quy định điều kiện thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.

đ) Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 9):

- Lợi dụng hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiết lộ bí mật nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Cản trở việc thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.

- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

2. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh

a) Đối với đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tố chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (Điều 14):

- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.

- Đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:

Cán bộ, công chức; viên chức quản lý;

Đại biểu dân cử;

Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước;

Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi
là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn;

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Chương trình, nội dung, hình thức, thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ.

b) Đối với cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư (Điều 16):

- Cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư thuộc diện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là chức sắc, chức việc tôn giáo, già
làng, trưởng họ tộc, nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đông dân cư.

- Căn cứ chương trình khung của Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, nhiệm vụ quốc phòng và an ninh của địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh phù hợp với cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

3. Phố biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân

a) Nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh (Điều 19): Những hiểu biết cần thiết về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong từng thời kỳ; phòng thủ dân sự; trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

b) Hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh (Điều 20):

- Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng dân cư, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức đoàn thế, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thế dục, thể
thao, hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở và các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống.

- Lồng ghép vào các đợt gọi công dân nhập ngũ, ngày kỷ niệm, ngày truyền thống.

- Thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức quản lý di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, khu bảo tồn thiên nhiên, khu tưởng niệm, đài kỷ niệm, nghĩa trang liệt sĩ, nhà truyền thống, nhà bảo tàng, cung văn hóa, thể thao thanh niên, thiếu niên, câu lạc bộ thể thao quốc phòng và an ninh.

- Các hình thức khác phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và cộng đồng dân cư.

III.    MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN PHÁP LUẬT VỀ DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN VÀ ĐỘNG VIÊN QUỐC PHÒNG

1. Một số nội dung cơ bản về Luật Lực lượng dự bị động viên

Luật Lực lượng dự bị động viên được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2019 và
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, gồm 5 chương, 41 điều.

a) Phạm vi điều chỉnh (Điều 1): Luật này quy định về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; chế độ, chính sách; trách nhiệm của cơ quan, tố chức, cá nhân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

b)  Trách nhiệm của quân nhân bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên (Điều 4):

- Quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:

Kiểm tra sức khỏe;

Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễn tập, kiếm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên và nhiệm vụ do người chỉ huy giao;

Thực hiện lệnh huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

- Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:

Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;

Nắm tình hình số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;

Quản lý, chỉ huy đơn vị khi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

Quản lý, chỉ huy đơn vị để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

c) Các hành vi bị nghiêm cm trong xây dựng huy động lực lượng dự bị động viên (Điều 7):

- Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động.

- Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

- Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt.

- Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

d) Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên (Điều 16):

- Sắp xếp quân nhân dự bị đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, có chuyên nghiệp quân sự đúng với chức danh biên chế; gắn địa bàn tuyển quân với địa bàn động viên; trường hợp thiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị có chuyên nghiệp quân sự gần đúng với chức danh biên chế.

- Sắp xếp quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được thực hiện theo thứ tự quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một trước, trường hợp thiếu thì sắp xếp binh sĩ dự bị hạng hai.

- Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thuộc đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau.

đ) Độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình (Điều 17):

- Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:

Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;

Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm
chiến đấu.

e) Các trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên (Điều 24):

-  Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ.

- Khi thi hành lệnh thiết quân luật.

- Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.

- Để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

f) Phụ cấp đối với quân nhân dự bị được xếp, bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên (Điều 29):

-   Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng phụ cấp.

- Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểu đội trưởng hoặc tương đương trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm
quản lý đơn vị và thôi hưởng phụ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

- Chính phủ quy định mức phụ cấp, điều kiện và thời gian được hưởng phụ cấp.

g) Chế độ, chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiếm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ (Điều 30):

- Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với quân nhân dự bị được quy định như sau:

Quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc trong cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cơ quan, tổ chức nơi đang lao động,
học tập, làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe. Trường hợp mức lương, phụ cấp thấp hơn mức lương,
phụ cấp áp dụng trong Quân đội nhân dân thì đơn vị Quân đội nhân dân trả phần chênh lệch;

Quân nhân dự bị không thuộc các đối tượng theo quy định tại điểm a khoản này được đơn vị Quân đội nhân dân cấp một khoản phụ cấp theo ngày làm việc
trên cơ sở mức tiền lương cơ bản của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, tại ngũ hoặc bằng mức phụ cấp theo cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân tại ngũ.

- Quân nhân dự bị được cấp hoặc mượn quân trang, đồ dùng sinh hoạt và bảo đảm tiền ăn theo chế độ hiện hành đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

- Quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc trong cơ quan, tổ chức nếu đang nghỉ phép năm mà được gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau khi kết thúc nhiệm vụ
hoặc được nghỉ bù vào thời gian thích hợp.

- Quân nhân dự bị khi thực hiện nhiệm vụ bị thương hoặc hy sinh được công nhận là thương binh hoặc liệt sĩ thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

- Quân nhân dự bị khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động
được hưởng chế độ, chính sách như đối với người lao động làm cùng công việc.

- Quân nhân dự bị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động thì được hưởng chế độ, chính
sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; trường họp không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ, chính sách
theo quy định của Chính phủ.

h) Chế độ trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị. (Điều 31):Gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp trong thời gian quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ theo quy định của Chính phủ.

2. Một số nội dung cơ bản pháp luật về động viên quốc phòng

Pháp luật về động viên quốc phòng được thể hiện trong Điều 11 của Luật Quốc phòng. Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 8 tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2019. Nội dung cụ thể như sau:

- Động viên quốc phòng là tổng thể các hoạt động và biện pháp huy động mọi nguồn lực' của đất nước hoặc một số địa phương phục vụ cho quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

- Nhiệm vụ động viên quốc phòng bao gồm:

Động viên mọi nguồn lực của nền kinh tế quốc dân bảo đảm cho quốc phòng;

Động viên bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh;

Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; xây dựng và mở rộng lực lượng dân quân tự vệ;

Động viên công nghiệp;

Chuyển tổ chức, hoạt động của các bộ, ngành trung ương, địa phương từ thời bình sang thời chiến;

Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Việc tổ chức xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện động viên quốc phòng theo quy định của Chính phủ.

IV.    MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN PHÁP LUẬT VỀ BIỂN GIỚI QUỐC GIA VÀ AN NINH QUỐC GIA

1. Một số nội dung cơ bản Luật Biên giới quốc gia

Luật Biên giới quốc gia đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, gồm 6 chương, 41 điều.

a) Những quy định chung

- Khái niệm (Điều 1): Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Phạm vi điều chỉnh (Điều 2): Luật này quy định về biên giới quốc gia; chế độ pháp lý về biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.

- Quy định vê biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển,trong lòng đất và trên không (Điều 5):

+ Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

+ Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải
của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên họp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và các quốc gia hữu quan.

+ Biên giới quốc gia trong lòng đất là' mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

+ Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

- Quy định về khu vực biên giới (Điều 6) bao gồm:

Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;

Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;

Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.

- Quy định về nội thuỷ của Việt Nam (Điều 7) bao gồm:

Các vùng nước phía trong đường cơ sở;

Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.

- Quy định về vùng nước lịch sử (Điều 8): Vùng nước lịch sử là vùng nước do những điều kiện địa lý đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, quốc
phòng, an ninh của Việt Nam hoặc của Việt Nam và các quốc gia cùng có quá trình quản lý, khai thác, sử dụng lâu đời được Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan thỏa thuận sử dụng theo một quy chế đặc biệt bằng việc ký kết điều ước quốc tế.

- Quy định về lãnh hải (Điều 9): Lãnh hải của Việt Nam rộng mười hai hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.

- Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 14):

Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại
mốc quốc giới;

Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;

Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;

Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia;
vận chuyến qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;

Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gãy hại cho quốc
phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;

Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.

b) Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Điều 31 quy định:

- Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực
biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân.

- Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

Nhà nước xây dựng Bộ đội Biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

c) Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia

Điều 36 quy định.

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm phối họp giữa các bộ, cơ quan ngang
bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nh
à nước về biên giới quốc gia.

- Bộ Quốc phòng chủ trì phối họp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

2. Một số nội dung cơ bản Luật An ninh quốc gia

Luật An ninh quốc gia đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3 tháng 12 năm 2004 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2005, gồm 5 chương, 36 điều.

a) Những quy định chung

- Phạm vỉ điều chỉnh (Điều 1): Luật này quy định về chính sách an ninh quốc gia; nguyên tắc, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia.

-    Đối tượng áp dụng (Điều 2): Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trong trường họp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã-hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó.

- Trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 8): Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

-  Các hành vỉ bị nghiêm cấm (Điều 13):

Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, khống chế, kích động, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo người khác nhằm chống chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia cắt đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhận nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tham gia, giúp sức, cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Thu thập, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tiết lộ, cung cấp, tán phát trái phép tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước.

Xâm phạm mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp của tổ chức, cả nhân.

Hành vi khác xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

b) Bảo vệ an ninh quốc gia

- Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 14):

Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.

Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.

-   Các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 15):

Các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang.

Nội dung, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trách nhiệm áp dụng các biện pháp quy định tại khoản1 Điều này do pháp luật quy định.

- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 17):

Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.

Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh
quốc gia nơi gần nhất.

Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phái hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

c) Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia

- Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 22):

+ Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:

Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Công an nhân dân;

Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo Quân đội nhân dân;

Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển.

+ Tố chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, phạm vi trách nhiệm hoạt động và quan hệ phối họp của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này do pháp
luật quy định.

- Nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 23):

+ Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật này.

+ Các nhiệm vụ cụ thể của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia:

Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất các chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia;

Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước, xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc;

Tổ chức, chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác bảo vệ an ninh quốc gia;

Thực hiện họp tác với các nước, các tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong phòng, chống
hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

d) Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia

- Thống nhất quản lý nhà nước về an quốc gia (Điều 30):

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia.

Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia.

- Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong lý  nhà nước về an ninh quốc gia (Điều 31):

Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước Chính phủ phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia; chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an nhân dân và chính quyền địa phương để bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định.

V. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN PHÁP LUẬT VỀ BIÊN PHÒNG, PHÒNG THỦ DÂN SỰ 

Pháp lệnh số 55/1997/L-CTN/ PHÁP LỆNH BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG được UBTVQH ban hành ngày 28 tháng 3 năm 1997 ( Gồm 7 chương, 33 điều)

1. Một số nội dung cơ bản về Luật Biên phòng Việt Nam

Luật Biên phòng Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2020 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, gồm 6 chương, 36 điều.

a) Phạm vi điều chỉnh (Điều 1): Luật này quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng.

b) Khái niệm: Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

c) Nhiệm vụ biên phòng (Điều 5):

- Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia.

- Quản lý, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu, công trình khác ở khu vực biên giới.

- Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở
khu vực biên giới, cửa khẩu.

- Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới.

- Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đối khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.

- Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài.

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang.

d) Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng (Điều 8):

- Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

- Sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam đế chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới.

- Giả danh cơ quan, tổ chức, người thực thi nhiệm vụ biên phòng; chống lại, cản trở, trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm người thực thi nhiệm vụ biên phòng.

- Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái quy định của pháp luật.

- Lợi dụng, lạm dụng việc thực thi nhiệm vụ biên phòng đế vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tố chức, cá nhân.

- Phân biệt đối xử về giới, chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

- Sản xuất, sử dụng, mua bán, trao đổi, vận chuyến, phát tán thông tin, hình ảnh sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia.

đ) Vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng (Điều 13):

- Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

- Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tố chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật,

e) Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng (Điều 14):

- Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực
hiện chính sách, pháp luật về biên phòng.

- Tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng.

- Thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên phòng.

- Duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động của thế lực thù địch, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khấu theo quy định của pháp luật.

- Kiếm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và kiểm soát qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng; giải quyết sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.

- Tham mưu, làm nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự.

- Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, phương tiện dân sự đế thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.

- Tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đối khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.

f) Quyền hạn của Bộ đội Biên phòng (Điều 15):

- Bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực thi nhiệm vụ; áp dụng hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

- Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa
khẩu; cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực và các loại giấy tờ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu
vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

- Đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

- Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở theo quy định tại Điều 11 của Luật này.

- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 17 của Luật này.

- Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự theo quy định tại Điều 18 của Luật này.

- Trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lực lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy vào nội địa; truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trốn chạy từ trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi
lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hợp tác, phối hợp với lực lượng chức năng của nước có chung đường biên giới, các nước khác và tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

g) Phạm vi hoạt động của Bộ đội Biên phòng (Điều 16):

- Hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, địa bàn nội địa để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động ngoài biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

h) Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng (Điều 21):

- Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng bao gồm:

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

Đồn Biên phòng, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khấu cảng, Hải đội Biên phòng.

- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

i) Ngày truyền thống,tên giao dịch quốc tế, con dấu của Bộ đội Biên phòng (Điều 23):

- Ngày 3 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, Ngày biên phòng toàn dân.

- Tên giao dịch quốc tế của Bộ đội Biên phòng Việt Nam là Vietnam Border Guard.

- Bộ đội Biên phòng sử dụng con dấu có hình Quốc huy trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Một số nội dung cơ bản pháp luật về phòng thủ dân sự

Pháp luật về phòng thủ dân sự được quy định tại Điều 13 của Luật Quốc phòng năm 2018. Cụ thể như sau:

- Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

- Nhiệm vụ phòng thủ dân sự bao gồm:

Xây dựng cơ chế hoạt động, kế hoạch phòng thủ dân sự;

Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập;

Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự;

Xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin, nghiên cứu dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động;

Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự.

- Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm:

Lực lượng nòng cốt gồm Dân quân tự vệ; công an xã, phường, thị trấn; lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các bộ, ngành Trung ương, địa phương;

Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.

- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

Người viết bài

 

 

 

 

Lê Văn Thuấn

Ngày      tháng  3  năm 2023

Duyệt bài

 

 

 

Lê Sỹ Cư- PCT UBND xã

 

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc