Quản lý Văn bản pháp quy

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HOẰNG QUÝ Số: /BC - UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hoằng Quý, ngày tháng năm 2024 BÁO CÁO Sơ kết thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tƣ số 09/2021/TT-BTP Thực hiện Công văn số 490/UBND-TP ngày 21/02/2024 của UBND huyện về việc hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sỏ; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024. UBND xã Hoằng Quý báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT - BTP như sau: I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 25/2021/QĐ-TTG VÀ THÔNG TƢ SỐ 09/2021/TT-BTP 1. Kết quả thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về công tác đánh giá, công nhận xã, phƣờng, thị trấn đật chuẩn tiếp cận pháp luật a) Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện (Biểu mẫu 01) b) Quán triệt, tập huấn, truyền thông, xây dựng và phát hành tài liệu kỹ năng nghiệp vụ về đạt chuẩn tiếp cận pháp luật - Truyên thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (số lượng và hình thức truyền thông đã thực hiện). Phát sóng, đưa tin, bài có nội dung liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của người dân trên hệ thống đài truyền thanh xã với tổng số lượng 17 bài - Quán triệt, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (số lớp tập huấn, nội dung, thành phần, cơ quan chủ trì tổ chức). UBND xã đã nghiêm túc quán triệt, triển khai cho cán bộ, công chức các ngành liên quan của xã trong các hội nghị mở rộng là 7 cuộc - Biên soạn, phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ năng và các tài liệu về lĩnh vực pháp luật liên quan đến các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật. c) Kiểm tra, khảo sát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. d) Nguồn lực thực hiện. - Phân công đầu mối theo dõi, tham mưu thực hiện nhiệm vụ. UBND xã phân công Công chức Tư pháp- hộ tịch theo dõi chung; ngoài ra, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho các công chức chuyên môn (Công an, Văn phòng – Thống kê, Tài chính – Kế toán; MTTQ xã phối hợp) theo dõi, xây dựng, đánh giá các tiêu chí thuộc lĩnh vực, ngành mình phụ trách. - Kinh phí thực hiện: Nêu rõ mức kinh phí ngân sách nhà nước thường xuyên năm, kinh phí từ Chương trình mục tiêu qu c gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 bố trí cho công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật của từng huyện, xã. UBND xã hàng năm đều lập dự toán từ đầu năm, cân đối bố trí cho công tác này là 3 triệu đồng/năm. - Huy động nguồn lực xã hội cho công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Nêu rõ các hình thức, hoạt động huy động nguồn lực trong xã hội (con người và kinh phí) triển khai công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; mức kinh phí huy động được. (biểu mẫu số 02) : 2. Kết quả đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật - Số xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; số xã, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; số xã đạt chuẩn tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; số xã, phường, thị trấn bị thu hồi hoặc hủy bỏ quyết định công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (biểu mẫu 03, 04, 05) - Các mô hình, giải pháp, sáng kiến đã được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật nói chung và các mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hiệu quả nói riêng tại địa phương (biểu mẫu số 06). - Đánh giá tác động, hiệu quả của việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương. Việc đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong tổng thể đánh giá tại địa phương đã tạo cơ sở, động lực góp phần thúc đẩy thực hiện toàn diện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đó là cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn, trong đó có văn hóa pháp luật, giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng nếp sống văn minh tại cộng đồng dân cư, đề cao vai trò người dân trong quản lý phường hội, góp phần giữ vững an ninh - chính trị, trật tự an toàn phường hội để nông thôn mới phát triển bền vững và toàn diện, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần, pháp luật của người dân tại cơ sở. Việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật và nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo đó tác động sâu sắc đến nhiệm vụ và ổn định đời sống chính trị - pháp lý ở nông thôn; đảm bảo an ninh, quốc phòng; nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong thi hành pháp luật, thực thi công vụ; góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền phường hội chủ nghĩa; bảo đảm, phát huy đầy đủ quyền con người, quyền công dân, đáp ứng yêu cầu quản lý phường hội bằng Hiến pháp và pháp luật. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Ưu điểm, thuận lợi - Văn bản hướng dẫn đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật có sẵn từ Trung ương đến cơ sở, hướng dẫn việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật và đánh giá công nhận, xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. - Được sự quan tâm của Phòng Tư pháp hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật và đánh giá công nhận, xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, cùng với sự nỗ lực của các bộ phận chuyên môn và công tác phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội, từ đó, người dân được phổ biến kịp thời các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Vì vậy, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân được nâng lên, Người dân được quyền giám sát cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ của mình về quy trình tủ hành chính, được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra và quyết định những vấn đề liên quan đến lợi ích của nhân dân, tất cả các TTHC đều được công khai để dân biết và thuận tiện trong việc giám sát. 2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân 2.1 Khó khăn, hạn chế - Một số bộ phận chưa thực sự chú trọng và hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; việc tổ chức triển khai các thiết chế pháp luật còn chủ quan, mang tính hình thức, chưa bám sát yêu cầu và nhu cầu thực tế của người dân tiếp cận pháp - Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực, trang thiết bị làm việc của cán bộ, công chức chuyên môn của địa phương cho hoạt động thực thi công vụ còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ 2.2 Nguyên nhân a) Nguyên nhân từ thực tiễn (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan). Sự phối hợp giữa các ngành trong triển khai nhiệm vụ xây dựng, đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn hạn chế b) Nguyên nhân từ các quy định về đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 3. Một số bài học kinh nghiệm - Cấp ủy, chính quyền các đoàn thể chính trị xã phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, quyết liệt, kịp thời; có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ các cơ quan, ban ngành đến cơ sở. - Cẩn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể chính trị trong quá trình triển khai; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập để có hướng xử lý, giải quyết - Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung tiêu chí xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tới cán bộ, nhân dân trong xã để nâng cao nhận thức, đặc biệt là phải tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ được lợi ích của bản thân, gia đình, trong việc xây dựng cấp phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, từ đó họ tham gia một cách chủ động và tích cực vào công tác này và tham gia giám sát chính quyền, đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. III. PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Phương hướng - Tiếp tục tuyên truyền thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. -Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành trong việc chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong đó có tiêu chí TCPL, tiêu chí xây dựng địa phương đạt chuẩn TCPL. 2. Nhiệm vụ và giải pháp - Đẩy mạnh cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các ngành có liên quan trong việc xây dựng và cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật. IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Kiến nghị cấp có thẩm quyền tạo điều kiện về kinh phí cho công tác để thực hiện công tác xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trên đây là nội dung báo cáo Sơ kết thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP của UBND xã Hoằng Quý báo cáo để phòng Tư pháp biết và có hướng chỉ đạo./. Nơi nhận: - Phòng TP huyện ( b/c); - TrĐU-HĐND xã(b/c); - Lưu: VT. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Sỹ Cƣ BIỂU MẪU PHỤ LỤC SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 25/2021/QĐ-TTG VÀ THÔNG TƢ SỐ 09/2021/TT-BTP Biểu mẫu số 01: Các văn bản hướng dẫn triển khai công tác đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã ban hành STT Văn bản (Ghi rõ số ký hiệu ngày, tháng năm ban hành; nội dunng trích yếu văn bản ) 1 Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 13/01/2022 về Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 trên địa bàn; 2 Kế hoạch số: 16/KH-UBND ngày 04/03/2022 về Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở; xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022; 3 Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 30/01/2023 về Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023 trên địa bàn; 4 Kế hoạch số: 22/KH-UBND ngày 23/02/2023 về Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở; xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023; 5 Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 19/01/2024 về Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024 trên địa bàn; 6 Kế hoạch số: 21/KH-UBND ngày 16/02/2024 về Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở; xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024; Biểu mẫu số 02. Thống kê kinh phí triển khai nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật STT Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 NSNN thƣờng xuyên Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM Kinh phí xã hội hóa (nếu có) NSNN thƣờng xuyên Chƣơn g trình MTQ G xây dựng NTM Kinh phí xã hội hóa (nếu có) NSNN thƣờng xuyên Chƣơ ng trình MTQ G xây dựng NTM Kin h phí xã hội hóa (nếu có) Xã 3.000.000 0 0 3.000.000 0 3.000.000 0 0 Tổng 4. Biểu mẫu số 03: Thống kê số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và số xã đạt tiêu chí “Tiếp cận pháp luật” trong Bộ tiêu chí quốc gia đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là xã đạt tiêu chí TCPL nâng cao) STT Năm Tổng số xã, thị trấn Số đơn vị xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Số xã đạt tiêu chí TCPL nâng cao Xã Thị trấn Xã Thị trấn 1 2022 2 2023 Biểu mẫu số 05: Các mô hình, giải pháp, sáng kiến trong triển khai các tiêu chí tiếp cận pháp luật STT Tên mô hình, giải pháp, sáng kiến Nội dung chính của mô hình, giải pháp, sáng kiến Địa bàn áp dụng Đã có văn bản hƣớng dẫn nhân rộng Đã đƣợc khen thƣởng I Phổ biến, giáo dục pháp luật 1 Mô hình Câu lạc bộ “ Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em, PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hoà giải cơ sở" thôn Tự Đông, xã Hoằng Quý thôn Tự Đông, xã Hoằng Quý 2 Mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy và chữa cháy” trên địa bàn xã Hoằng Quý trên địa bàn xã Hoằng Quý II Hòa giải cơ sở 1 2 III Khác 1 2
Số/Ký hiệuSố: 29/BC - UBND
Ngày ban hành04/03/2024
Người kýLê Sỹ Cư
Chức vụPhó chủ tịch UBND
Trích yếuSơ kết thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tƣ số 09/2021/TT-BTP
Ngày hiệu lực04/03/2024
Ngày hết hạn04/03/2024
Lĩnh vực văn bảnTư pháp
Cơ quan ban hànhUBND xã Hoằng Quý
Loại văn bảnBáo cáo
File đính kèm:BC-so-ket-3-nam-thuc-hien-QD-so-25(04.03.2024_11h25p30)_signed.pdf(1159232kb)