Vệ sinh an toàn thực phẩm

Đăng lúc: 20:44:49 05/11/2021 (GMT+7)

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm - nỗi lo không của riêng ai

An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt vì tiếp cận với thực phẩm an toàn là quyền cơ bản đối với mỗi con người . Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người , chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi . Tuy nhiên vệ sinh ATTP ở nước ta đang còn nhiều khó khăn thách thức ,tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng . Đặc biệt đang trong trận chiến chống dịch covid 19 hiện nay đảm bảo sức khỏe tăng sức đề kháng cho mỗi cá nhân lại cần hơn bao giờ hết . Nhằm giúp cho nhân dân và mỗi hội viên phụ nữ hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề ATTP . Hội phụ nữ xin trân trọng gửi tới bài viết : Vệ sinh an toàn thực phẩm – nỗi lo không của riêng ai .

Theo Cục ATTP – Bộ Y tế để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm chúng ta chú ý 10 nguyên tắc vàng trong vệ sịnh ATTP do Tổ chức y tế thế giới công bố

1.     Chọn thực phẩm an toàn , thực phẩm tươi , rửa kỹ bằng nước sạch

2.     Nấu chín kỹ thức ăn

3.     Ăn ngay sau khi nấu

4.     Bảo quản cẩn thận thức ăn chín . Muốn giữ thức ăn trên 5 tiếng cần duy trì nhiệt độ trên 60o c hoặc dưới 10oc

5.     Nấu lại thức ăn thật kỹ

6.     Tránh ô nhiễm chéo thức ăn sống - chín

7.     Rửa tay sạch trước khi chế biến và ăn

8.     Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn

9.     Che đậy thức ăn tránh côn trùng và các động vật khác

10.                        Sử dụng nguồn nước sạch an toàn

*Câu hỏi đặt ra : Vậy thế nào là thực phẩm an toàn

Thực phẩm an toàn là loại thực phẩm

- Không chứa  tồn dư thuốc bảo vệ thực vật , hóa chất , kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép

- Không chứa tạp chất ( như kim loại , thủy tinh , vật cứng ..)

- Không chứa tác nhân sinh học gây bệnh ( virut , vi sinh vật , ký sinh trùng )

- Có nguồn gốc xuất xứ đầy đủ , rõ ràng

- Được kiểm tra , đánh giá chứng nhận về ATTP

Chợ Đừng – xã Hoằng Quý

*Làm thế nào để phân biệt thực phẩm an toàn và không an toàn

-Đối với thịt lợn : khi nhìn thấy thịt chủ yếu là nạc mà hầu như  không có mỡ , thịt có màu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều chất cóc ti cô ít . Theo cảnh báo của Tổ chức y tế thế giới khi con người ăn phải thực phẩm có chứa chất cóc ti cô ít dễ gây rối loạn trao đổi chất và ung thư bàng quang

- Đối với các loại rau ăn lá ( rau muống , bắp cải , mùng tơi , xà lách ) khi thấy rau non hơn bình thường , lá màu xanh đen , giòn và hầu như không có vết sâu bệnh . Đây là dấu hiệu người trồng đã bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón lá và phun các loại thuốc trừ sâu nhưng không đảm bảo thời gian cách ly . Đối với những loại rau này trong thành phần có chứa nhiều đạm ni tơ rát và các hóa chất bảo vệ thực vật gây hại tới  sức khỏe con người

- Một số loại quả ( như cam , quýt , lê ,mận , táo , đào ) khi nhìn thấy bề mặt quả bóng , để lâu không bị thối có thể thương lái đã dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm tiêu diệt nấm và vi khuẩn để bảo quản . Riêng đối với mít hay sầu riêng , khi quả chín nhưng múi không có vị thơm đặc trưng đây là quả hái khi còn xanh và đã dùng hóa chất kích thích để tiêm cho nhanh chín

- Giá đỗ đậu xanh : nếu thân giá trắng , to mập giòn và hầu như không có rễ và những loại giá đỗ đã dùng chất tích nước và diệt phần rễ khi ngâm ủ ( điển hình các chất độc hại này là thuốc SHS có nguồn gốc trung quốc )

- Đối với miến , bún , bánh phở . Khi nhìn các loại thực phẩm này có màu trong hơn bình thường là do người sản xuất đã dùng một số hóa chất tẩy trắng trong quá trình chế biến . Nếu miến , bún phở để qua đêm ở nhiệt độ thường mà không bị ôi thiu là do người sản xuất cho thêm chất bảo quản chủ yếu là phóc môn khi chế biến . Khi ăn những loại thực phẩm này sẽ gây tổn thương màng nhầy của dạ dày và thực quản .

- Các loại cá : khi nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp có chứa chất kháng sinh thì thịt cá kém săn chắc , để lâu dễ bị ươn và ôi thiu . Những loại cá này khi chế biến sẽ bị teo tóp , cá thường có vị tanh hơn và thịt có vị nhạt

* Vậy người tiêu dùng thực phẩm có quyền gì :

Theo khoản 1 điều 9 Luật ATTP  người tiêu dùng có các quyền sau :

1. Được cung cấp thông tin trung thực về ATTP , hướng dẫn sử dụng , vận chuyển , lưu giữ bảo quản lựa chọn sử dụng thực phẩm phù hợp , được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn , cách phòng ngừa khi nhận thông tin cảnh báo đối với thực phẩm

2.Yêu cầu tổ chức , cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật

3. Khiếu nại , tố cáo , khởi kiện theo quy định của pháp luật

4. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra

* Đối với tổ chức cá nhân vi phạm về ATTP theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 178 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP thì mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về ATTP là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức . Trường hợp sản xuất gây thiệt hại về tính mạng , sức khỏe cho người tiêu dùng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về vệ sinh ATTP theo điều 244 Bộ Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 , bị phạt từ 1 năm đến 15 năm tù , cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm

Để đảm bảo an toàn thực phẩm , mỗi người dân , mỗi hội viên phụ nữ cần tìm hiểu để có kiến thức và thực hiện tốt Luật ATTP , kiến thức về vệ sinh ATTP đặc biệt trong sản xuất , kinh doanh , chế biến tiêu dùng rau thịt an toàn gắn với các tiêu chí của cuộc vận động “ xây dựng gia đình 5 không 3 sạch ( 5 không : không đói nghèo , không vi phạm pháp luật về tệ nạn XH , không có bạo lực gia đình , không sinh con thứ 3 trở lên , không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học ; 3 sạch : sạch nhà – sạch bếp – sạch ngõ )

Tích cực thông tin tuyên truyền phổ biển kiến thức pháp luật về vệ sinh ATTP nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về ATTP , thay đổi hành vi  phong tục tập quán sản xuất kinh doanh , sinh hoạt ăn uống lạc hậu

Trung thực và có đạo đức trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm . Nghiêm túc thực hiện và vận động các thành viên gia đình : sản xuất sạch – chế biến sạch – tiêu dùng sạch .

Tích cực tham gia giám sát về ATTP và thực hiện cam kết : phụ nữ nói không với thực phẩm bẩn

Trên đây là nội dung bài viết : Vệ sinh an toàn thực phẩm – nỗi lo không của riêng ai . Hy vọng rằng bài viết cung cấp  được các thông tin bổ ích để mỗi người dân , mỗi người phụ nữ hãy là một  người tiêu dùng thông thái .

                                                                                            Nguyễn Hoa  

                                                                                                                                                

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc